Phụ nữ hãy ăn uống theo Đông y để có được ‘sắc nước hương trời’
Việc ăn món gì vào bụng không chỉ có tác động đến ngoại hình hay sắc đẹp mà còn khiến cho cơ thể toát ra mùi hương như thế nào.
Nếu như tìm hiểu kĩ thì khi ta dùng phương pháp Đông y, ăn một số món thảo mộc, hoa lá, cây thuốc sẽ giúp cho cơ thể “thanh lọc” mùi, mang đến cảm giác tươi mát và hương thơm cơ thể tự nhiên nhẹ nhàng.
Cơ chế làm thơm của Đông y là thông qua thuốc hoặc thức ăn, theo nguyên lý âm dương cân bằng để điều hòa nội bộ cơ thể, thải độc tố, khiến cho các bộ phận cơ thể hoạt động thuận lợi, khí huyết sung túc, do đó da dẻ sáng bóng mịn màng, sắc mặt hồng hào tươi tốt. Bên cạnh đó, các nguyên liệu của Đông y có mùi thơm, sau khi chuyển hóa trong cơ thể, một phần hương thơm đó lại phán tán ra ngoài trở lại.
Cháo đậu đỏ hoa quế
Nguyên liệu: 150g đậu đỏ, đường đỏ, hoa quế hoặc siro hoa quế, bột củ sen.
Cách chế biến:
– Rửa và ngâm đậu đỏ trước 1 đêm cho mềm.
– Cho đậu đỏ vào nồi nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm đến khi vỏ đậu nứt ra.
– Nêm đường đỏ cho vừa vị ngọt.
– Cho hoa quế hoặc siro hoa quế vào.
– Hòa bột củ sen với một chút nước ngoài chén cho tan sau đó đổ vào nồi.
– Khuấy đều và gia giảm lượng bột củ sen cho đến khi phần nước trong nồi sánh như cháo là được.
Trà hoa bụp giấm
Nguyên liệu: 3 hoa bụp giấm, mật ong.
Cách chế biến:
– Dùng khoảng 3 hoa có thể pha đủ 1 li trà, nhiều quá sẽ bị chua.
– Cho hoa vào li, đổ nước sôi, đậy nắp trong 5 phút để chất trong hoa được tiết ra.
– Pha thêm mật ong tùy khẩu vị và thưởng thức.
Trà táo đỏ, hoa hồng
Nguyên liệu: 500g táo đỏ, 10g hoa hồng, 80g đường phèn.
Cách chế biến:
– Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt và ngâm cho nở.
– Cho táo vào nồi, nước vừa phải, đun sôi rồi vặn nhỏ hầm 20 phút cho mềm. Dùng muỗng dầm nhuyễn táo ra.
– Cho đường phèn vào nồi, gia giảm theo khẩu vị.
– Cuối cùng cho thêm hoa hồng vào đun cho đến khi cánh hoa nở to thì tắt bếp.
– Trà để nguội bớt, thêm mật ong để thưởng thức.
Nước chanh
Nguyên liệu: 3 quả chanh, 1kg đường phèn.
Cách chế biến:
– Rửa sạch chanh, bỏ vào tô nước thêm chút muối để ngâm trong 30 phút.
– Vớt chanh ra cho ráo nước, thái chanh thành lát mỏng.
– Xếp hết chanh vào bình thủy tinh, cứ 1 lớp chanh rải 1 lớp đường.
– Đậy nắp để chỗ râm mát khoảng nửa ngày thì chanh sẽ tiết ra nước vào hòa cùng với đường.
– Để hũ chanh đường vào tủ lạnh, khi nào uống thì chiết nước này ra pha cùng 1 ít nước lọc. Đặc biệt nếu buổi sáng pha nước ấm tầm 30-40 độ, cho thêm chút muối loãng, uống lúc đói, thì hiệu quả rất tốt.
Trà táo xanh, hoa hồng
Nguyên liệu: 1 quả táo xanh, 12 hoa hồng khô, 500ml nước ép táo, đường phèn.
Cách chế biến:
– Rửa sạch hoa hồng rồi ngâm với nước ấm cho mềm.
– Đun sôi nước ép táo, cho hoa hồng vừa ngâm vào.
– Táo gọt vỏ, bỏ lõi và xắt thành lát mỏng hoặc miếng vuông.
– Cho táo vào nồi đun thêm vào phút.
– Cho đường phèn, nêm vị ngọt vừa theo khẩu vị.
– Đường tan hết thì tắt bếp. Đổ trà ra li cho nguội bớt rồi thưởng thức.
Súp tuyết nhĩ, hoa nhài
Nguyên liệu: 10g tuyết nhĩ, 4g hoa nhài, 60g đường phèn, 1 nắm nhỏ kỉ tử.
Cách thực hiện:
– Làm sạch các nguyên liệu và ngâm riêng từng loại với nước ấm cho nở.
– Nấm tuyết sau khi mềm thì cắt nhỏ, cho vào nồi hầm nhừ khoảng 40 phút.
– Thêm đường phèn theo khẩu vị.
– Cho hạt kỉ tử, hoa nhài và cả nước ngâm hoa nhài vào.
– Đợi nước sôi lại thì tắt bếp. Múc súp nấm tuyết ra dùng khi còn nóng.
Nước lê hầm hoa cúc
Nguyên liệu: 1 quả lê, 2g kỉ tử, 2-3 hoa cúc, đường phèn.
Cách thực hiện:
– Cho hoa cúc và hạt kỉ tử vào nước ấm cho mềm.
– Gọt vỏ lê, cho vào nồi đổ nước vừa phải, thêm đường phèn và nấu sôi.
– Thêm hạt kỉ tử và hoa cúc vào, đun thêm vài phút và tắt bếp.
– Chiết nước ra li và uống khi còn nóng.