26 Thích | 26 Share
Ăn sáng muộn
Một số người, đặc biệt là các bạn trẻ thường ngủ nướng đến 9-10h rồi mới thức dậy ăn sáng. Bác sĩ cảnh báo đây là thói quen không tốt bởi khi thức dậy muộn bụng đã đói cồn cào mà các cơ quan trong cơ thể chưa “thức” hẳn nên khi ăn sẽ không thấy ngon miệng. Thêm vào đó, ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất và ảnh hưởng đến chất lượng bữa trưa. Do vậy, tốt nhất hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức.
Tránh protein
Cà phê béo ngậy và bánh mì ngọt thường là lựa chọn cho bữa điểm tâm của những người bận rộn. Nghiên cứu cho thấy một bữa sáng thiếu protein khiến bạn nhanh thấy đói và không đủ năng lượng để làm việc. Do đó, hãy áp dụng thực đơn có protein để cân bằng đường huyết và giảm cơn đói. Chẳng hạn thêm vào khẩu phần một quả trứng luộc, quả táo hoặc hộp sữa chua.
Ăn nhầm chất béo
Bổ sung quá nhiều hoặc sai chất béo sẽ không tốt cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên không nên ăn các món chứa các axit béo bão hòa như thịt hun khói và bơ.
Uống quá nhiều nước ép
Nghiên cứu cho thấy người uống quá nhiều nước ép dễ bị huyết áp cao hơn so với những người thỉnh thoảng mới uống. Các nhà khoa học chỉ ra việc uống nước ép giúp bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào nhưng lại khiến cơ thể dư thừa calo mà thiếu chất xơ. Do vậy tốt nhất nên ăn trái cây cả quả hoặc xay thành sinh tố.
Ăn quá no
Ăn quá nhiều gây áp lực cho các cơ quan trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất. Nên áp dụng khẩu phần ăn với tỷ lệ protein và carbohydrat vừa phải để cơ thể nạp đủ năng lượng cần thiết cho một ngày làm việc.
Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo có thể phá vỡ trạng thái cân bằng vi khuẩn trong dạ dày, khiến bạn phải bổ sung thêm nhiều đường fructose mới cảm thấy no. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng chất tạo ngọt tự nhiên, chẳng hạn dùng bột quế thay đường khi pha cà phê thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn.